CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO HỌC SINH NỘI TRÚ TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC NẬM NGÁM
Thứ ba - 19/01/2021 14:37
Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh nội trú trường PTDTBT Tiểu học Nậm Ngám được ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trong nhà trường rất quan tâm, coi trọng.
Trường PTDTBT TH Nậm Ngám rất quan tâm và chú trọng đến việc phòng chống ngộ độc thực phẩm nấu ăn cho học sinh bán trú. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền cho học sinh, giáo viên và phụ huynh cách phòng chống ngộ độc thực phẩm. Thực đơn thực phẩm được lên lịch theo tuần, theo mùa và niêm yết công khai. Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình cung cấp bữa ăn cho học sinh; quan tâm đến tỷ lệ dinh dưỡng, an toàn cho học sinh.
Các nhân viên cấp dưỡng đã được tập huấn kiến thức về VSATTP, được khám sức khoẻ định kỳ, có kiến thức về sơ chế, nấu ăn cho trẻ em và được trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay trong quá trình chế biến và chia thức ăn…
Việc lưu mẫu thức ăn học sinh thường xuyên. Học sinh thường xuyên vệ sinh trước khi ăn cơm. Việc hợp đồng thức ăn với nhà cung cấp thực phẩm cho học sinh đã được quan tâm. Công tác lưu mẫu thức ăn học sinh được làm thường xuyên, việc lưu mẫu thức ăn được bảo quản trong tủ đông 24/24 giờ.
Ban giám hiệu nhà trường giao cho nhân viên y tế nhà trường lưu mẫu thức ăn hằng ngày và được các giáo viên giám sát việc ghi chép các mẫu thức ăn. Thanh tra nhân dân có trách nhiệm giám sát việc lưu mẫu thức ăn có đúng quy trình hay không.
- Khâu lưu trữ và bảo quản tại kho của bếp ăn nhà trường đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng. Các hộp hoặc chai lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hóa chất diệt côn trùng, xà phòng, xăng dầu với kho thực phẩm.
- Kiểm tra lưu mẫu thức ăn trước khi thực phẩm đưa vào chế biến và sau khi thực phẩm được chế biến. Thời gian lưu mẫu thức ăn 24 giờ. Các mẫu thức ăn được lưu riêng biệt ở từng hộp.
- Mẫu thức ăn được cho vào hộp ghi chép giờ, ngày lưu và chỉ được hủy mẫu khi hết thời gian quy định. Mẫu thức ăn được ghi chép từng ngày theo dõi vào sổ lưu mẫu.
Để đảm bảo ATTP nhà trường đã làm tốt công tác chế biến thức ăn, các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến:
- Bếp ăn, khu chế biến thức ăn:
+ Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng khí. Bếp ăn thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.
+ Nhà bếp luôn luôn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo bếp ăn không bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho học sinh, có để nguồn nước sạch phục vụ cho chế biến và cho trẻ sử dụng hằng ngày. Ngoài ra nhà bếp luôn luôn có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Có sơ đồ cụ thể cho một qui trình tiếp nhận thực phẩm, làm sạch, sơ chế, chế biến phân chia khẩu phần. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng, định lượng đã cân đối của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
+ Khu chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi rác khu chăn nuôi... không có mùi hôi thối xảy ra và được sử dụng đúng quy trình từ sống đến chín. Dao thớt chế biến xong luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín. Cuối tuần phải cho qua nước sôi để khử trùng. Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.
- Nhà trường kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên thường xuyên giám sát thực đơn, tỉ lệ dinh dưỡng bữa ăn cho học sinh, công tác chế biến thức ăn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.