HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NHÂN ÁI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
- Thứ tư - 12/01/2022 22:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Nhân ái là yêu thương con người”. Lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá con người.
Lòng nhân ái là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người... Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ.
Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tiểu học là một việc làm vô cùng quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như búp trên cành". Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành và phát triển cho các em có những phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất “nhân ái” là một việc làm vô cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành nên thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về sau.
Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tiểu học là một việc làm vô cùng quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như búp trên cành". Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành và phát triển cho các em có những phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất “nhân ái” là một việc làm vô cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành nên thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về sau.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể chính thức được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng 12 năm 2018, phẩm chất “nhân ái” là một trong năm phẩm chất cốt lõi sau: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm. Vì vậy, trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn chú trọng tới việc hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh đặc biệt là phẩm chất nhân ái cho học sinh qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh học tốt giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức tiến bộ.
Trong giờ ra chơi, tôi thường trò chuyện cùng học sinh, tôi luôn tạo điều kiện cho cô trò gần gũi tình cảm, dễ chia sẻ cảm thông với nhau hơn. Có như vậy thì các em mới dám nói, dám tâm sự và giáo viên mới hiểu được tâm tư, tình cảm của các em. Cùng các em thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng góp phần tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
Rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cơ bản như: từ tự vệ sinh cá nhân đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết trực nhật, tham gia lao động dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cùng các bạn, biết giữ vệ sinh chung, biết giúp đỡ gia đình, bạn bè, người thân những việc vừa sức, biết chào hỏi người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi... Nhắc nhở các học sinh khác phải gần gũi, thương yêu bạn, không được có thái độ miệt thị, trêu ghẹo bạn. Lao động giúp các em xích lại gần nhau hơn, biết giúp đỡ nhau cùng làm công việc. Vì thế , tôi thường tổ chức để các em được làm việc cùng nhau, biết chia sẻ công việc với nhau, tạo cơ hội cho bạn tham gia các hoạt động tập thể khác...
Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, người giáo viên luôn được coi là một hình tượng mẫu mực, là người dạy học trò tri thức và nhân cách. Người giáo viên, hàng ngày qua từng bài giảng, hành động của mình đã và đang nuôi dưỡng nhân cách cho học trò. Vì vậy mỗi thầy giáo, cô giáo cần là một tấm gương sáng về đạo đức, cho học sinh noi theo.
Trong giờ ra chơi, tôi thường trò chuyện cùng học sinh, tôi luôn tạo điều kiện cho cô trò gần gũi tình cảm, dễ chia sẻ cảm thông với nhau hơn. Có như vậy thì các em mới dám nói, dám tâm sự và giáo viên mới hiểu được tâm tư, tình cảm của các em. Cùng các em thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng góp phần tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
Rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cơ bản như: từ tự vệ sinh cá nhân đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết trực nhật, tham gia lao động dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cùng các bạn, biết giữ vệ sinh chung, biết giúp đỡ gia đình, bạn bè, người thân những việc vừa sức, biết chào hỏi người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi... Nhắc nhở các học sinh khác phải gần gũi, thương yêu bạn, không được có thái độ miệt thị, trêu ghẹo bạn. Lao động giúp các em xích lại gần nhau hơn, biết giúp đỡ nhau cùng làm công việc. Vì thế , tôi thường tổ chức để các em được làm việc cùng nhau, biết chia sẻ công việc với nhau, tạo cơ hội cho bạn tham gia các hoạt động tập thể khác...
Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, người giáo viên luôn được coi là một hình tượng mẫu mực, là người dạy học trò tri thức và nhân cách. Người giáo viên, hàng ngày qua từng bài giảng, hành động của mình đã và đang nuôi dưỡng nhân cách cho học trò. Vì vậy mỗi thầy giáo, cô giáo cần là một tấm gương sáng về đạo đức, cho học sinh noi theo.