TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
- Chủ nhật - 04/06/2023 20:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong thực tế hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm. Nhất là vào dịp hè, các em học sinh được nghỉ học do chủ quan không nghĩ tới hậu quả gây nên những tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ra cho bản thân, gia đình và xã hội.
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Trong thực tế hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm. Nhất là vào dịp hè, các em học sinh được nghỉ học do chủ quan không nghĩ tới hậu quả gây nên những tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ra cho bản thân, gia đình và xã hội.
Vì cuộc sống an toàn của trẻ, vì hạnh phúc của mỗi gia đình, rất cần sự chung tay của toàn xã hội để phòng tránh tai nạn thương tích trong đó có việc phòng tránh đuối nước. Việc làm đầu tiên, cần thiết nhất đó là giáo dục các em biết cách phòng tránh đuối nước.
1. Nguyên nhân gây đuối nước
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu là:
- Khi các em đi tắm, bơi thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.
- Trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
- Môi trường sống xung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không có rào chắn và biển báo nguy hiểm. - Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.
2. Khi đi bơi nên chú ý
- Nên đi bơi cần đi cùng với những người biết bơi.
- Chỉ bơi ở những nơi đảm bảo an toàn và có người lớn giám sát.
- Không ăn no trước khi xuống nước.
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
3. Phòng tránh tai nạn đuối nước
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao hồ, hố nước sâu để tránh bị ngã rơi xuống nước.
- Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi.
- Khi tắm ở ao, hồ, sông phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
4. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, …
- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:
Hình ảnh tập huấn sơ cứu đuối nước
+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.
Hình ảnh sưu tầm
Trên đây là những điều chúng ta nên biết về cách phòng tránh tai nạn đuối nước, rất mong các bậc phụ huynh và các em học sinh hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân gia đình và xã hội về tai nạn đuối nước.Nguồn sưu tầm.