Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Nậm Ngám

BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Chủ nhật - 14/04/2024 21:07
BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ ( 7/5/1954-7/5/2024)

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Với ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ với niềm tin tất thắng. Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, quân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Để cứu vãn tình thế thất bại, bước vào Thu - Đông 1953, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Na-va, tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh ở Việt Nam nhằm giành thắng lợi có tính quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng.
BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ ( 7/5/1954-7/5/2024)
 
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Với ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ với niềm tin tất thắng. Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, quân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Để cứu vãn tình thế thất bại, bước vào Thu - Đông 1953, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Na-va, tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh ở Việt Nam nhằm giành thắng lợi có tính quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng.
Nhận rõ thủ đoạn đó của quân xâm lược, cuối tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn kế hoạch chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, phân tích sâu sắc thế chiến lược giữa ta và địch, đề ra phương châm chiến đấu: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Thực hiện kế hoạch đó, cả nước ra trận, các chiến trường đồng loạt tiến công, giáng cho địch nhiều thất bại nặng nề, buộc chúng phải co cụm, bị động đối phó trên khắp các chiến trường Bắc bộ, Trung bộ, Tây nguyên, Nam bộ, Thượng và Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia; lực lượng cơ động mà Na-va tập trung xây dựng đã bị xé nhỏ thành nhiều mảnh. Thất bại và bị động, quân viễn chinh Pháp gấp rút điều động các đơn vị cơ động nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ - vị trí có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Tây Bắc Việt Nam mà cả vùng Thượng Lào và Bắc Đông Dương; xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất với ý đồ thách thức quân, dân ta, nghiền nát quân chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành điểm quyết chiến của Kế hoạch Na-va.
Nắm chắc mọi âm mưu, hành động của địch, phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, đầu tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đây là một chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao rất quan trọng và dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi Đại tướng ra mặt trận: phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
Trong chiến dịch lịch sử này, Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh đã tổ chức, động viên một lực lượng to lớn sức người, sức của của nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Liên khu Bốn đóng góp cho mặt trận. Hàng vạn người vượt qua muôn vàn gian khó, ngày đêm bạt rừng xẻ núi, mở hàng ngàn km đường giao thông cho bộ đội, dân công chuyển quân, kéo pháo, vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, lập nên biết bao kỳ tích. Trên khắp các chiến trường, từ Bắc tới Nam, cả ở các vùng địch còn tạm chiếm, quân và dân ta đã liên tục tiến công, hợp đồng tác chiến với Điện Biên Phủ, không cho địch tập trung binh lực tiếp viện, giải cứu cho Điện Biên Phủ.
Trên chiến trường Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ Mặt trận, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi thực hiện sự chỉ đạo chiến lược và phương châm đánh địch đúng đắn của Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng quân ủy, đã sáng suốt quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết nhanh" chuyển sang “Đánh chắc, tiến chắc" vào ngay trước giờ chiến dịch mở màn, thể hiện tài thao lược, tinh thần trách nhiệm cao và lòng quả cảm, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của toàn dân, toàn quân. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm của địch vào đúng ngày này 70 năm trước. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử". Thắng lợi này đã trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội; của đường lối kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, biết đánh và biết thắng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thuỷ chung, son sắt của quân và dân 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, cũng là chiến thắng chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới, cổ vũ và góp phần quan trọng vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ quý báu của Nhà nước, nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các dân tộc bị áp bức ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh và phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp. Đảng, Nhà nước, nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ hết sức quý báu đó.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và dân ta.
Chiến thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần.
70 năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam vì ý nghĩa to lớn và tầm vóc vĩ đại của nó. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định: "Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm thời đại sâu sắc, là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, thể hiện sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện chính trị quan trọng thông qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; động viên khích lệ đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên và Tây Bắc; tôn vinh, tri ân, nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng to, gió cả đi đến bến bờ vinh quang, chúng ta cần phải thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước và quy định của địa phương, chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Chúng ta tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tư lệnh Quân đội, trực tiếp là Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chúng ta mãi mãi khắc ghi công ơn to lớn của các cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh… đã đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ vì độc lập, tự do của Tổ quốc./.
 

Tác giả bài viết: Lương Thị Nhung - Tổ khối 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Lịch kiểm tra
KH
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay296
  • Tháng hiện tại9,535
  • Tổng lượt truy cập388,577
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính