Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Ngám là một trong những trường có học sinh bán trú được hưởng chế độ chính sách của nhà nước. Mặc dù thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa giao thông khó khăn nhưng với nguồn lực hỗ trợ, đầu tư của ngành Giáo dục, UBND huyện, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, nuôi dưỡng bán trú được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu. Học sinh bán trú có đủ phòng ở, trang cấp thiết bị thiết yếu như: giường, bàn ghế… Với số tiền hàng tháng được từ Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (gọi tắt là Nghị định 116) cũng như 15kg gạo/tháng/Thực hiện theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016, mỗi học sinh bán trú được Chính phủ hỗ trợ: Tiền ăn là 40% mức lương cơ sở (1.490.000đ x 40% = 596.000đ); 15 kg gạo/1 tháng x 9 tháng/năm học. Hỗ trợ mua thiết bị, dụng cụ thể thao 100.000đ/1hs/năm học; hỗ trợ mua tủ thuốc 50.000đ/1hs/năm học học sinh ghị quyết 116 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết 19) giúp nhà trường tổ chức tốt bữa ăn bán trú và gia đình học sinh giảm bớt gánh nặng kinh tế khi cho con đi học xa nhà. Mức xuất ăn cho học sinh hằng ngày là: 27.000đ/ ngày trong đó: Bữa sáng 5.000đ, bữa trưa 11.000đ, bữa tối 11.000đ. Các ngày thứ 6 hàng tuần: bữa sáng 5.000đ, bữa trưa 11.000đ.
Nhà trường chỉ còn 3 điểm bản, tuy nhiên bản Huổi Tao A cách trung tâm xã 10km, năm học này PGD- ĐT đã chỉ đạo đưa học sinh khối lớp 3 - 4 - 5 tại điểm trường về ở bán trú. Là xã vùng sâu, giao thông khó khăn, giá cả thực phẩm khi đưa vào đến xã khá cao. Trong khi đó, các em ăn 3 bữa/ngày, với số tiền được hỗ trợ hằng tháng các em đã yên tâm học tập và chế độ đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Nhờ có nguồn thực phẩm trường đã lên thực đơn khá dễ dàng và thay đổi thường xuyên món ăn cho các em. Không như các trường thuận lợi, đơn vị thường chỉ có thể nhập 1 tuần/lần thịt lợn, gà hoặc 2 lần/tuần từ nhà cung ứng tại thành phố Điện Biên Phủ, do đó tổ chức bữa ăn có thịt gà và lợn đầu tuần, giữa tuần đến cuối tuần ăn chả cá và trứng. Trong quá trình chế biến, nhân viên nhà trường tuyệt đối đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở tất cả các khâu. Ở bán trú, các em được thầy, cô giáo chăm lo chu đáo từ miếng ăn, giấc ngủ, rèn ý thức tự lập, sắp xếp đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống chung, tự lập và tự tin trong giao tiếp. Bởi vậy, nếu như trước đây, việc huy động học sinh đến trường gặp rất nhiều khó khăn thì nay các em đi học đều đặn hơn, việc duy trì sỹ số của nhà trường luôn đạt cao.