Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Nậm Ngám

CẢNH BÁO NGUY CƠ LÂY LAN BỆNH NHIỆT THÁN Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Thứ sáu - 16/06/2023 15:56
Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước có 14 người mắc bệnh Nhiệt thán (còn gọi là bệnh Than) tại 2 tỉnh Hà Giang (1 ca) và Điện Biên (13 ca); trên gia súc đã phát hiện 4 ổ dịch Nhiệt thán tại 2 tỉnh Hà Giang (1 ổ dịch) và Điện Biên (3 ổ dịch).
Bệnh Than thường truyền nhiễm qua các loài động vật máu nóng, gia súc, động vật hoang dã và con người
Bệnh Than thường truyền nhiễm qua các loài động vật máu nóng, gia súc, động vật hoang dã và con người

        Đây là bệnh thuộc Danh mục bệnh phải công bố dịch, bệnh lây truyền giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ và chữa bệnh.

        Nguyên nhân chủ yếu là do gia súc chưa được tiêm phòng vaccine Nhiệt thán; khi trâu, bò chết, người dân không khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương, tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới lây bệnh cho những người trực tiếp giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh.
 

3
Bệnh Than gây nguy hiểm cho người mắc phải (Ảnh minh hoạ - nguồn Internet)Nhãn

        Nguy cơ dịch bệnh Nhiệt thán tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và lây lan sang các tỉnh khác do buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia súc, thịt gia súc bị bệnh trong thời gian tới là rất cao.

        Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn không để dịch bệnh Nhiệt thán lây lan trên diện rộng, giảm thiểu thấp nhất số người mắc bệnh và bảo vệ đàn vật nuôi, ngày 9/6 Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn đề nghị các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và Lào Cai tăng cường công tác phòng chống bệnh Nhiệt than.
 

2
Bệnh Than là bệnh truyền nhiễm thường thấy trên các loại gia xúc, động vật hoang dã và người (Ảnh minh hoạ - Nguồn Internet)

        Cục Thú y đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh khẩn trương chỉ đạo tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT.

        Cụ thể, chinh quyền và cơ quan chuyên môn của địa phương trực tiếp tổ chức xử lý, tiêu hủy gia súc bệnh để không làm phát tán, lây lan dịch bệnh; thực hiện thường xuyên, liên tục biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh; lập trạm, chốt kiểm soát vận chuyển gia súc, thịt gia súc từ vùng dịch ra bên ngoài làm lây lan dịch bệnh.

        Khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao, ở những nơi người dân giết mổ gia súc bệnh, nơi người dân mua thịt gia súc nghi mắc bệnh về tiêu thụ.

        Tuyên truyền cho người dân về dấu hiệu và tính chất nguy hiểm của bệnh Nhiệt thán, không tự ý vận chuyển, giết mổ gia súc, bán, cho, tặng, ăn thịt gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh; khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương ngay khi phát hiện động vật có biểu hiện của bệnh; phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức xử lý ổ dịch và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

        Đặc biệt lưu ý, hướng dẫn người dân, người tham gia chống dịch, xử lý ổ dịch phải có dụng cụ bảo hộ cá nhân, phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không để bị nhiễm mầm bệnh Nhiệt thán (vì rất có thể mầm bệnh, nha bào Nhiệt thán đã phát tán trong môi trường, đất, nước tại những nơi có gia súc bệnh, nơi người dân giết mổ, sử dụng thịt gia súc bệnh).

        Tham mưu cấp có thẩm quyền công bố dịch và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.

        Tăng cường công tác giám sát lâm sàng phát hiện sớm để xử lý kịp thời ca mắc bệnh Nhiệt thán trên người, trên gia súc. Nếu phát hiện ra các trường hợp gia súc nghi ngờ mắc bệnh, cần lấy mẫu, gửi mẫu Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm.

        Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh Nhiệt thán.

 

4
Biểu hiện bệnh Than trên cơ thể người bệnh tại Tủa Chùa - Ảnh: Báo Sức khoẻ & Đời sống​

        Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Thú y trong việc chia sẻ thông tin, điều tra ổ dịch, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây từ gia súc mắc bệnh sang người và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

       Cục Thú y cũng đề nghị các địa phương thành lập các đoàn công tác, phân công cán bộ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm đến các địa phương có dịch bệnh, có nguy cơ cao để phối hợp, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Nhiệt thán theo đúng quy định.
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Hương - Sưu tầm

Nguồn tin: www.bienphong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay91
  • Tháng hiện tại1,520
  • Tổng lượt truy cập325,960
Lịch kiểm tra
KH
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
VĂN BẢN
Lịch kiểm tra
KH
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính